Cũng giống như trẻ con Việt Nam, trẻ con Nhật Bản bắt đầu tập ăn dặm khi được 5 tháng tuổi và quá trình này sẽ kéo dài cho tới khi trẻ được một tuổi rưỡi… Trong suốt quá trình này, các bà mẹ Nhật rất chú trọng vào việc chế biến thức ăn cho trẻ phù hợp với từng giai đoạn (người Nhật chia thời kì tập ăn dặm cho trẻ thành 4 giai đoạn).
Giai đoạn 1 (5- 6 tháng tuổi)Đây là giai đoạn trẻ mới bắt đầu tiếp xúc với thức ăn lạ ngoài sữa mẹ nên phải chú ý cho trẻ ăn từ ít đến nhiều: 2 ngày đầu tiên cho bé ăn 1 muỗng (15 ml), 3 ngày tiếp theo 2 muỗng (30 ml), 3 ngày tiếp theo 3 muỗng (45 ml), 7 ngày tiếp theo 4 muỗng (60 ml)… Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không ăn, không nên ép bé ăn mà hãy ngừng khoảng 2 – 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại.
Trong suốt một tuần đầu tiên người Nhật chỉ sử dụng gạo làm thức ăn cho trẻ. Gạo được làm sạch, nấu cháo trắng không cho gia vị (tỉ lệ 1:10 – 5 g gạo + 50 ml nước) sau đó phải nghiền nhuyễn và rây qua lưới rồi mới cho trẻ ăn.
Bắt đầu từ tuần thứ hai có thể cho trẻ ăn thêm chút rau, củ, quả. Người Nhật thường hay sử dụng lá rau bina (còn gọi là rau chân vịt hay cải bó xôi) làm thức ăn dặm cho trẻ vì loại rau này giàu vitamin và dễ tiêu hóa.
Thay bằng việc cho muối vào thức ăn cho trẻ, các bà mẹ Nhật thường dùng vị nước dashi và nước rau luộc (vì muối không tốt cho thận của bé). Nước dashi là loại nước dùng được nấu từ rong biển và cá ngừ khô bào mỏng, nước rau luộc được nấu từ 3 loại rau trộn lẫn (hành tây, cà rốt, bắp cải) luộc lấy nước. Hai loại nước dùng này có vị ngọt tự nhiên và giàu vitamin. Tránh dùng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé như những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác và hải sản như tôm, cua, bạch tuộc, các loại ốc, mì sợi lúa mạch đen, thịt, sữa bò.
Thức ăn cho trẻ giai đoạn này phải được chế biến ở dạng bột cháo và đặc biệt phải trơn và ngon.
Bắt đầu từ đây mỗi ngày trẻ ăn 3 bữa chính. Bé đã có thể nhai thức ăn bằng lợi nên thức ăn chỉ cần được nấu mềm để làm sao cho bé có thể nhai bằng lợi (cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:5 (20g gạo + 100 ml nước). Bé đã có thể ăn được hầu hết các loại rau, ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng (nhưng phải nấu chín hoàn toàn), và các món cá nấu chín. Nên cho bé ăn thêm gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả, đậu hũ để bổ sung chất sắt. Cũng có thể tập cho bé ăn những món ăn cứng hơn một chút. Thức ăn của bé được cắt to khoảng 0,5 cm, dài khoảng 2 – 3 cm để tập cho bé có thể tự bốc ăn hoặc cầm nĩa ghim thức ăn cho vào miệng.
Để tập cho bé biết tự ăn, nên chế biến các món mà bé có thể tự bốc ăn như các món làm từ bánh mì lát hoặc cơm nắm. Nên tạo thức ăn có hình dạng và màu sắc bắt mắt để bé thích ăn. Những điều chú ý trong cách cho trẻ ăn dặm của người Nhật: Gai đoạn đầu tập mỗi thứ mới luôn bắt đầu từ 1 thìa, và nên tập ít nhất 2 ngày để xem phản ứng đầu ra, dị ứng… Không ăn 2 thứ mới trong cùng một ngày (nếu có phản ứng thì không biết do cái gì). Lượng ăn là không đáng kể, mục đích chỉ là để tập, cho bé quen với thìa, quen với vị lạ, quen với thức ăn đặc hơn sữa một chút. Sau bữa dặm vẫn ăn sữa như bình thường.
Ngay từ thời kỳ ăn dặm, các bà mẹ Nhật Bản đã chế biến thức ăn riêng cho trẻ thành từng món, mỗi thứ một vị khác nhau để tránh bé nhanh chán và cũng là để bé tập ăn, nếm với những vị riêng của từng loại thực phẩm để sau này bé có thể ăn được nhiều thứ. Ngoài các bữa ăn dặm thì vẫn cho trẻ uống sữa như bình thường (theo nhu cầu của trẻ chứ không nhất định phải ép theo lượng nhất định).